Menu Close

Quy định mới nhất về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, nâng cao hiệu quả thực hiện

Chia sẻ bài viết này

Gần đây, liên tục xảy ra các vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng, công tác phòng cháy chữa cháy và phòng chống cháy nổ (PCCN) là điều quan tâm hàng đầu của các cư dân sinh sống tại các tòa chung cư, nhà cao tầng và là điều đáng lưu ý của các ban quản lý cũng như chủ đầu tư.

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (BHCNBB) trong thời gian tới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP (NĐ 23) quy định về BHCNBB: Thỏa thuận mức phí bảo hiểm với các tài sản giá trị lớn.

Theo đó, bên mua bảo hiểm (BH) cháy, nổ phải mua BHCNBB tại các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) kinh doanh nghiệp vụ BH cháy, nổ theo quy định pháp luật; đối với các cơ sở có tổng số tiền BH của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên, DNBH và bên mua BH thỏa thuận mức phí BH…

 
Kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy là 1%
 
Thời gian qua việc triển khai Nghị định số 130/2006/NĐ – CP (NĐ 130) và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP (NĐ 46) về BHCNBB đã tạo hành lang pháp lý cho DNBH trong việc triển khai BHCNBB; nâng cao nhận thức về sự cần thiết của BHCNBB và ý thức đề phòng hạn chế rủi ro cháy, nổ của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên việc triển khai cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Một số quy định tại hai nghị định này chưa thống nhất với Luật Kinh doanh BH và Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; chưa có quy định về chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ BHCNBB cho hoạt động PCCC để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật PCCC…
 
Vì vậy, Chính phủ đã ban hành NĐ 23 thay thế NĐ 130 và Điều 2, NĐ 46 nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCC, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các DNBH. Cụ thể, NĐ 23 gồm 3 chương, 18 điều áp dụng đối các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; DNBH và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến BHCNBB.
 
Bên cạnh đó, NĐ 23 cũng quy định cụ thể về kinh phí đóng góp cho hoạt động PCCC, với mức kinh phí đóng góp là 1% tổng doanh thu phí BH gốc BHCNBB của DNBH (theo NĐ 130, mức đóng góp là 5%). Theo đánh giá của cơ quan quản lý về BH với mức kinh phí đóng góp này, mức tăng trưởng dự kiến BHCNBB sẽ đạt 14%/năm trong các năm tiếp theo; đồng thời vẫn đảm bảo duy trì việc hỗ trợ cho hoạt động PCCC và tạo thuận lợi hơn cho DNBH khi triển khai thực hiện BHCNBB.
 
Đặc biệt, để phù hợp với Luật PCCC, NĐ 23 cũng quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí đóng góp từ BHCNBB cho hoạt động PCCC. Theo đó, việc sử dụng kinh phí phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, phải được lập dự toán, đúng quy định pháp luật. Hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu, sử dụng nguồn thu từ BHCNBB cho hoạt động PCCC gửi Bộ Tài chính theo quy định pháp luật.
 
“Nguồn thu từ BHCNBB cho hoạt động PCCC được sử dụng để hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị PCCC cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (40%); công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC và BHCNBB (30%); hỗ trợ giám định, kiểm tra an toàn về PCCC và BHCNBB (20%); khen thưởng thành tích cho các tổ chức, cá nhân trong công tác PCCC (10%); nếu cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng”, NĐ 23 nêu rõ.
 
Được thỏa thuận mức phí bảo hiểm
 
NĐ 23 cũng quy định đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền BH của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng thì mức phí BH được xác định bằng số tiền BH tối thiểu nhân tỷ lệ phí BH. Bên cạnh đó, căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, DNBH và bên mua BH thỏa thuận tỷ lệ phí BH nhưng không thấp hơn tỷ lệ phí BH quy định tại NĐ 23.
 
“Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền BH của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân thì DNBH và bên mua BH thỏa thuận mức phí BH theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái BH chấp thuận”, NĐ 23 nêu rõ.
 
Nghị định cũng quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường BH, theo đó, DNBH thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường BH đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền BH của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng BH, giấy chứng nhận BH), trừ đi mức khấu trừ BH quy định tại nghị định.
 
Bên cạnh đó, NĐ 23 cũng nêu rõ, giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường BH trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại biên bản kiểm tra an toàn về PCCC của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ; không bồi thường BH đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận BH theo quy định tại Bộ Luật Hình sự…

 
 

Theo các chuyên gia trong ngành BH, NĐ 23 sẽ tạo lập khuôn khổ pháp lý ổn định, minh bạch, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan, DNBH và các tổ chức, cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ trong áp dụng thi hành và thực hiện BHCNBB. Đồng thời, việc ban hành NĐ 23 thay thế hai nghị định trước cũng sẽ giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng trong việc tra cứu và áp dụng để triển khai BHCNBB trong thực tế.

Chung cư bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ

Theo quy định của Liên Bộ Tài chính- Công an, từ ngày 13-2-2014 người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Doanh nghiệp bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã tuân thủ các quy định của pháp luật về PCCC.
 
Những quy định trên được Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8-11-2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22-5-2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
 
Cụ thể, Thông tư hướng dẫn việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy (sau đây viết tắt là PCCC) và cơ chế quản lý cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí này; trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
Thông tư nêu rõ: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.
 
Trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như sau: Đối với những cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có cơ sở đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
 
Đối với cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê, trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện như sau:
 
Trường hợp xác định được người là chủ sở hữu cơ sở hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý hoặc người đại diện chung (sau đây gọi chung là người đại diện), thì người đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm cho người đại diện. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm là từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp phí bảo hiểm cho người đại diện.
 
Trường hợp không xác định được người đại diện thì từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ sở đó có trách nhiệm trực tiếp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
 
Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành. Trường hợp xảy ra tổn thất thì việc xác định nguyên nhân cháy, nổ dẫn đến tổn thất thuộc trách nhiệm của cơ quan Công an có thẩm quyền.
 
Doanh nghiệp bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã tuân thủ các quy định của pháp luật về PCCC, trừ các trường hợp: Cơ sở chưa được nghiệm thu về PCCC khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng; Cơ sở không có biên bản kiểm tra về PCCC của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; và cơ sở đang bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quy định về PCCC.
 
Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.
 

Bài viết liên quan

DIP Holding Kick Off dự án quản lý vận hành tòa nhà PV GAS trên phần mềm Lansoft Building
DIP Vietnam
25/04/2024

DIP Holding Kick Off dự án quản lý vận hành tòa nhà PV GAS trên phần mềm Lansoft Building

Với mong muốn chuyển đổi mô hình quản lý vận hành dự án từ thủ công sang nền tảng số hóa, công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Dầu khí biển (POTS) vừa mới đây đã ký kết hợp tác công nghệ với DIP Holing nhằm xây dựng giải pháp quản lý vận […]
Landsoft – Giải pháp quản lý kinh doanh bất động sản tối ưu cho các môi giới bất động sản
DIP Vietnam
17/04/2024

Landsoft – Giải pháp quản lý kinh doanh bất động sản tối ưu cho các môi giới bất động sản

Làm thế nào để quản lý kinh doanh bất động sản tối ưu và bài bản là bài toán dễ gây đau đầu cho nhiều môi giới bất động sản. Bởi vậy ứng dụng công nghệ như phần mềm Landsoft để quản lý kinh doanh cho môi giới bất động sản đã dần trở thành […]
Hành trình 8 năm phát triển bứt phá của Xuân Mai Group nhờ số hóa mô hình quản lý vận hành trên phần mềm Landsoft Building
DIP Vietnam
29/03/2024

Hành trình 8 năm phát triển bứt phá của Xuân Mai Corp nhờ số hóa mô hình quản lý vận hành trên phần mềm Landsoft Building

Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh bất động sản Xuân Mai được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực quản lý kinh doanh và vận hành các dự án bất động sản. Bên cạnh việc phát triển các dự án bất động sản chất […]
Xây dựng thiết kế phần mềm quản lý tòa nhà theo yêu cầu
DIP Vietnam
22/03/2024

Xây dựng thiết kế phần mềm quản lý tòa nhà theo yêu cầu

Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý tòa nhà đáp ứng những nhu cầu quản lý tổng thể đáp ứng các nghiệp vụ tính năng, quy trình quản lý riêng đang được các tập đoàn, chủ đầu tư, công ty vận hành quản lý tòa nhà chung cư chú chú ý đến. Việc sử […]
DIP Vietnam
20/03/2024

Thiết kế phần mềm quản lý kinh doanh bất động sản theo yêu cầu

Việc xây dựng giải pháp phần mềm quản lý bất động sản theo yêu cầu được trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Nhất là kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực đặc thù: sản phẩm giá trị lớn, quy trình pháp lý phức tạp, sản phẩm lại có nhiều sự khác […]
Kick off phần mềm Landsoft nâng cấp bộ máy quản lý kinh doanh dự án hoàn hảo cho Tân Hoàng Minh
DIP Vietnam
04/03/2024

Kick off phần mềm Landsoft nâng cấp bộ máy quản lý kinh doanh dự án hoàn hảo cho Tân Hoàng Minh

Đầu năm 2024, Tân Hoàng Minh đã hợp tác công nghệ với DIP Holding để xây dựng giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh bất động sản Landsoft cho doanh nghiệp. Phần mềm cũng được kỳ vọng sẽ là cánh tay đắc lực giúp Tân Hoàng Minh thắt chặt quản lý kinh doanh dự […]

Bình luận (0)

Để lại bình luận