Những yếu tố nào tác động đến bất động sản công nghiệp Việt Nam trong tương lai ?
Nhiều chuyên gia về bất động sản khu công nghiệp của JLL, Savills và BW Industrial, đã đánh giá hiện tại Việt Nam đang sở hữu 4 lợi thế lớn để trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á (ĐNA). Tuy nhiên vẫn còn có những yếu tố tác động tới bất động sản công nghiệp Việt Nam làm ảnh hưởng tới tiến trình phát triển này.
1. Lợi thế vị trí và đầu tư phát triển hạ tầng
Việt Nam cho tới hiện tại vẫn luôn được đánh giá là đất nước sở hữu vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, là trung tâm trung chuyển để giao thương đường biển quan trọng của thế giới và khu vực.
Bên cạnh đó trong những năm gần đây Việt Nam vẫn là đất nước đứng đầu về tập trung đầu tư nguồn vốn vào trong phát triển hạ tầng, trong đó ngân hàng phát triển Châu Á cũng cho biết có tới 5,8% GDP được chi trả để phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó gồm có cảng nước sâu, đường cao tốc, hệ thống tái tạo năng lượng, hệ thống điện nước…. đều được nâng cao.
Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện đại mà nhu cầu xây dựng nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…. cũng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành lợi thế đầu tư của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện tại.
2. Phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu
Cho tới hiện tại Việt Nam vẫn định hướng phát triển theo mô hình xuất khẩu, trong đó tập trung khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện rõ rệt qua sự phát triển của các khu công nghiệp kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền đất nước.
Đây cũng là lý do khiến Việt Nam dần trở thành điểm đến thu hút đầu tư các ngành công nghiệp sản xuất trong khu vực đông nam á, khiến diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.
Đồng thời việc tham gia vào FTA cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nội địa và nước ngoài.
3. Sự dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc
Sự dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc cũng tác động mạnh mẽ tới bất động sản công nghiệp Việt Nam, trong đó đất nước này hiện nay vẫn đang có động thái dịch chuyển từ nền công nghiệp cơ bản dùng tới nhiều lao động chuyển sang thị trường tập trung vốn, từ đó tạo ra làn sóng dịch chuyển công xưởng ra khỏi Trung Quốc tới các nước khác ở trong khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất.
Ngoài ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng mang lại tác động lớn khiến làn sóng thương mại từ Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam. Đặc biệt là chi phí gia công thấp, ưu đãi thuế cũng khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, công ty nước ngoài.
4. Sự tăng trưởng của thị trường logistic và cách mạng 4.0
Thị trường Logistic Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia nhận định sẽ phát triển nổi bật trong những năm tới, trong đó các tầng lớp trung lưu có thu nhập cao càng gia tăng cùng thị trường thương mại điện tử, các hệ thống phần mềm quản lý bất động sản như Landsoft lan tỏa mạnh mẽ cũng trở thành nguồn lực cho thị trường bất động sản công nghiệp bùng nổ.
Kéo theo sự bùng nổ thương mại điện tử là nhu cầu kho xưởng tăng theo, vì vậy việc thích nghi nhanh và nắm bắt thay đổi công nghệ tự động hóa 4.0 trong ngành công nghiệp tại Việt Nam cũng là động lực để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai của nhà đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên mặc dù sở hữu nhiều ưu thế, nhưng cho tới hiện tại tốc độ phát triển hạ tầng tại Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển thị trường, cho dù có nhiều cải thiện nhưng tốc độ phát triển hạ tầng trong nước vẫn còn thiếu đồng bộ trong quy hoạch chung, chưa đáp ứng được nhu cầu bất động sản công trong tương lai.
Chưa kể nguồn nhân lực tại Việt Nam vẫn chưa có trình độ cao, thiếu kỹ năng và chưa phát triển đồng bộ, chính vì vậy các nhà đầu tư bất động sản cần chú ý trọng điểm tới những yếu tố này, ứng dụng rộng rãi các phần mềm công nghệ quản lý vào đầu tư kinh doanh bất động sản, từ đó hoạch định ra phương hướng chiến lược chính xác nhất.
Bình luận (0)