Bất động sản Việt Nam: Thị trường bùng nổ hay bong bóng?
Một cuộc khảo sát tức thời đã diễn ra, kết quả khảo sát cho thấy, 25% cho rằng bất động sản Việt Nam sẽ bùng nổ và 75% cho rằng nó chỉ là bong bóng, còn câu trả lời từ phía JLL vẫn còn bỏ ngỏ. Theo đó ngày 1/7/2016, đây cũng chính là chủ đề được chia sẻ trong buổi hội thảo bởi Công ty tư vấn BĐS Jones Lang LaSalle (JLL).
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, cho hay, chúng ta cần suy ngẫm và tìm hiểu kỹ lưỡng với những diễn biến trong thời gian tới, các vấn đề liên qua đến quản lý bất động sản để đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang có dấu hiệu tăng trưởng đáng kể.
Đối chiếu riêng với thị trường Hà Nội, dự báo từ nay đến hết năm 2016, có 16.000 căn hộ chung cư sẽ hoàn thành, trong đó mỗi quý sẽ có khoảng 8.000-10.000 căn hộ được mở bán mới. Đó là con số vô cùng ấn tượng đối với thị trường bất động sản hiện nay.
Cũng theo Stephen Wyatt, sau sự kiện Brexit, một sự bất ổn có thể lan rộng đến châu Âu và nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam gần như miễn nhiễm với sự kiện này và còn có khả năng được lợi. Bởi Việt Nam đang có sự hấp dẫn đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài do sự tăng trưởng kinh tế tốt và nằm trong chu kỳ phát triển khác với nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, ngoài những mặt được đánh giá là tích cực thì lại có mặt tiêu cực xảy ra, theo đánh giá của Stephen, nợ xấu là một vấn đề còn tồn đọng ở Việt Nam thời gian qua. Mặc dù Nhà nước đã có những biện pháp xử lý tuy nhiên vẫn chưa nhìn thấy được kết quả khả quan. Lý do là các quy định, chính sách của Chính phủ, Nhà nước đều mang tính tích cực, tập trung hiệu quả công việc song chưa có sự hiệu quả trong quá trình triển khai. "Các quy định, luật… của VN hướng đến sự thông thoáng nhưng lại lúng túng trong việc triển khai. Điều này được đánh giá là khó khăn và rủi ro lớn nhất của các nhà đầu tư vào Việt Nam", tổng giám đốc JLL Việt Nam cho hay.
Theo vị này, chu kỳ bất động sản ở Việt Nam ngắn hơn các nước khác. Quay lại 25 năm trước đây, thị trường bất động sản Việt Nam mới bắt đầu thì có 4 chu kỳ đã xảy ra và với mỗi chu kỳ rơi vào khoảng 6 năm. Như vậy, nếu như tiếp tục áp dụng chu kỳ đó thì trong khoảng 18-24 tháng nữa, tăng trưởng về giá sẽ kết thúc.
Với tất cả những đánh giá đó, vậy lý do để giải thích cho việc thị trường bất động sản Việt Nam khó đi theo con đường bền vững mà được dự báo bùng nổ hoặc bong bóng?
– Nếu như quay lại thời gian 2010-2014, chúng ta sẽ thấy thị trường bất động sản VN không hề sôi động như hiện nay. Và đột nhiên, vài năm trở lại đây, nó lại sôi động.
Có rất nhiều dự án mới được đưa vào thị trường và thấy sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên nhìn theo một cách khác, nó không phải là sự tăng trưởng ổn định.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% năm 2016. Nhà nước kiểm soát nợ xấu, nhưng vì sức ép tăng trưởng nên các ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để đạt mục tiêu tăng tưởng. Điều này dẫn đến rủi ro rất lớn.
Do đó, bình ổn thị trường, duy trì sự bền vững thuộc về các chính sách cho vay và các khoản vay của ngân hàng.
Bình luận (0)