API trỗi dậy – Ngành công nghiệp phần mềm trong tương lai sẽ bùng nổ
Hàng loạt các công ty chuyên cung cấp API đang có sự thay đổi các thiết kế và đưa ra thị trường, hứa hẹn ngành công nghiệp phần mềm trong tương lai sẽ bùng nổ.
API hiện đang là yếu tố cốt lõi trong phát triển phần mềm và đặc biệt nó được coi là phương pháp phát triển một số nền tảng chuyên biệt như Microsoft Windows từ nhiều thập kỷ nay. Gần đây, sau khi gia nhập cuộc đua cung cấp nền tảng, các tay chơi mới như Google, Facebook, Salesforce đều mở mã nguồn rất nhiều API giúp các lập trình viên phát triển ứng dụng nhanh chóng và hiểu quả hơn, đồng thời cũng khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào những nền tảng do các công ty này cung cấp.
Lần đầu tiên chúng ta nghe câu “phần mềm đang chiếm lĩnh cả thế giới” là 5 năm trước, từ đó cho đến nay số lượng các dịch vụ phần mềm đã gia tăng đột biến và làn sóng áp dụng API vào việc cung cấp các tính năng quan trọng cho các phần mềm vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Đây chính là thời kỳ hoàng kim của những công ty chuyên cung cấp API, hứa hẹn sự bùng nổ lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ của những nhà cung cấp thứ 3, đã đẩy mạnh và đưa các lập trình viên từ những nền tảng đóng kín sang phát triển bất kỳ nền tảng nào, cho phép họ dễ dàng tung ra các ứng dụng trên thị trường.
Từ vài thập kỷ trước, cơ sở hạ tầng tốt và các ứng dụng đã giúp các công ty phát triển lớn mạnh, nhưng giờ đây nó đang được phân phối, chia nhỏ cho các lập trình viên. Hiện nay các nhà phát triển đã sử dụng đoạn mã API nhằm tập trung toàn lực vào xây dựng các tính năng độc đáo khiến cho các ứng dụng của họ trở nên độc đáo và khác biệt với những đối thủ khác. Điều này có được là nhờ những tính năng, dịch vụ nhỏ có thể dễ dàng chèn vào trong các ứng dụng phức tạp hơn.
Nhanh, rẻ và thông minh
Nhanh hơn, rẻ hơn và thông minh hơn đó là điểu dễ nhận thấy nhất ở API. Các doanh nghiệp nhận ra rằng việc thiết kế lại những thứ mà công ty khác đã làm là điểu lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc, thay vào đó chỉ cần sử dụng các API được cung cấp nền tảng như Salesforce, Amazon và một vài nhà phát triển độc lập khác.
Gần đây, ProgrammableWeb đã chia sẻ kho 15.000 API của mình với các API mới vẫn đang được cập nhật thêm hàng ngày. Các lập trình viên có thể chèn các đoạn mã API này vào các dự án phần mềm họ đang thực hiện và tung sản phẩm ra thị trường nhanh chóng hơn so với việc tự đi thiết kế lại từng tính năng nhỏ từ đầu rất nhiều.
Mặc dù việc cho phép các lập trình viên hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả hơn đã là một lợi thế khổng lồ của API, thực tế API vẫn còn một lợi ích quan trọng khác: Các công ty có thể tập trung toàn lực vào khả năng phát triển các tính năng độc đáo trên phần mềm của mình, hay nói đúng hơn là bí quyết giúp sản phẩm họ trở nên khác biệt với các sản phẩm khác thay vì lo đi làm cả những thứ “râu ria” như trước.
Điểm nổi bật là khi API được phát triển từ một bên thứ ba thì nó sẽ hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn so với API đóng. Bên cung cấp thứ ba sẽ có lượng khách hàng lớn và hiệu ứng lan tỏa tốt hơn khi các công ty khác thường coi nhẹ khâu xây dựng và bảo trì các tính năng họ có thể chèn vào sản phẩm của mình bằng API. Những hiệu ứng này có thể là giá thành rẻ hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Xây dựng các công ty kiểu mới
Thay vì cố gắng bán sản phẩm của mình cho các khách hàng thuộc một nhóm ngành nào đó, các công ty nay đã có thể phân phối sản phẩm đến với phần đông các lập trình viên và hưởng lợi từ việc tiết giảm chi phí cho đội ngũ bán hàng. Khi đó dòng doanh thu sẽ xoay vòng, tạo nên mô hình kinh doanh mới, bên vững, lượng khách hàng sẽ tăng vọt, và theo đuổi được những chiến lược kinh doanh ưu việt hơn.
Mô hình kinh doanh API hấp dẫn cả các doanh nhân lẫn các nhà đầu tư. Giờ đây, thay vì cố tạo ra một ứng dụng hot kiểu Uber rồi đốt một đống tiền vào các hoạt động marketing, phân phối trước khi đạt được doanh thu mong muốn, các công ty, các nhà phát triển có thể tập trung vào xây dựng các tính năng hữu dụng, độc đáo và trở thành nhà cung cấp “vũ khí” cho các lập trình viên.
Lột xác hoàn toàn chuỗi cung ứng
Trong quá khứ, những công ty lớn nhất là những công ty có thể tiếp cận nhiều dữ liệu nhất hay có khả năng “khóa kín” nền tảng của mình. Đó là xu hướng đã cũ, với API hiện nay các công ty hùng mạnh nhất rất có thể sẽ là những công ty có thể tổng hợp được nhiều dữ liệu nhất và chia sẻ những dữ liệu này rộng rãi với công chúng.
Khi đã bùng nổ thì xu hướng này cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn, biến hóa không ngừng,ví dụ trong khâu thương lượng để giám giá thành sản phẩm. Trong tương lại startup sẽ không giảm nhiệt, chúng ta nhận thấy được sự ưu ái ngày một lớn của thị trường công nghệ phần mềm hướng đến khách hàng doanh nghiệp mà nút thắt chính là API.
Ngành công nghiệp phần mềm bùng nổ và sự trỗi dậy của API thì rất nhiều các công ty lớn sẽ xuất hiện, các mô hình kinh doanh sẽ thay đổi. Thay vì đầu tư quá nhiều và các quy trình bán hàng, chuỗi cung ứng thì giờ đây doanh nghiệp có thể giảm tải được lượng công việc và doanh thu sẽ đều đặn hơn. Thêm vào đó, lợi ích API mang đến cho hệ sinh thái phát triển phần mềm cũng thực sự khổng lồ khi giúp các lập trình viên tập trung toàn lực vào việc thiết kế các tính năng độc đáo giúp định vị sản phẩm của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần tiết giảm đáng kể nguồn lực và chi phí phát triển, cung ứng phần mềm.
Bình luận (0)