Những chủ thể có quyền duyệt quy hoạch sân bay tại Việt Nam
13/05/2016 09:59:44 S
Theo thông tin mới nhất sẽ ba chủ thể được quyền phê duyệt việc quy hoạch sân bay, tuỳ theo quy mô và tính năng của từng dự án...
Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt việc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay chuyên dùng, sân bay dân dụng hay sân bay quân sự.
Đây là một trong những nội dung phê duyệt của Nghị định quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại nước ta mới được Chính phủ ban hành.

Trong Nghị định quy định rõ ngoài thẩm quyền của Thủ tướng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền phê duyệt quy hoạch hệ thống sân bay chuyên dùng, mặt bãi cất hạ cánh tại mặt đất, mặt nước, các công trình nhân tạo và quy hoạch trận địa quản lý, bảo vệ khu vực vùng trời.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành quy hoạch các bề mặt tĩnh cơ bản của sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, khu vực bay đặc biệt để làm cơ sở cho các cơ quan đơn vị, UBND cấp tỉnh khi quy hoạch không gian phải đảm bảo thực hiện đúng về quản lý độ cao của các công trình đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ kỹ thuật công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Về phía Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cần phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trừ sân bay chuyên dùng; phê duyệt quy hoạch hệ thống các đài, trạm vô tuyến điện hàng không cho hợp lý.
Nghị định cũng chỉ rõ: khu vực xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, khu bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không cần phải tuân theo mọi quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự và tuân thủ quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không quy định.
Đối với những chướng ngại vật cần phải có cảnh báo hàng không gồm: Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay; nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao khoảng từ 45 m trở lên so với mức cao sân bay; nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao khoảng từ 45 m trở lên so với mặt đất tự nhiên và những chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Ngoài ra những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và được nêu trong văn bản chấp thuận độ về cao công trình.
Nghị định cũng quy định các công trình, dự án sau phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình:
- Công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt giới hạn chướng ngại vật tại sân bay và những công trình nằm trong vùng trời phụ cận sân bay có độ cao từ 45 m trở lên so với độ cao sân bay.
- Công trình có chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được quy định hoặc cao từ 45 m trở lên so với bề mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự án quy hoạch đô thị, không gian đã được các Bộ, ngành, cơ quan địa phương thống nhất với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao theo quy định tại Nghị định này.
- Hệ thống cột đèn chiếu sáng ở khu vực đầu các sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến và các công trình điện gió; công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, bảo vệ khu vực vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt việc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay chuyên dùng, sân bay dân dụng hay sân bay quân sự.
Đây là một trong những nội dung phê duyệt của Nghị định quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại nước ta mới được Chính phủ ban hành.

Trong Nghị định quy định rõ ngoài thẩm quyền của Thủ tướng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền phê duyệt quy hoạch hệ thống sân bay chuyên dùng, mặt bãi cất hạ cánh tại mặt đất, mặt nước, các công trình nhân tạo và quy hoạch trận địa quản lý, bảo vệ khu vực vùng trời.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành quy hoạch các bề mặt tĩnh cơ bản của sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, khu vực bay đặc biệt để làm cơ sở cho các cơ quan đơn vị, UBND cấp tỉnh khi quy hoạch không gian phải đảm bảo thực hiện đúng về quản lý độ cao của các công trình đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ kỹ thuật công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Về phía Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cần phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trừ sân bay chuyên dùng; phê duyệt quy hoạch hệ thống các đài, trạm vô tuyến điện hàng không cho hợp lý.
Nghị định cũng chỉ rõ: khu vực xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, khu bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không cần phải tuân theo mọi quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự và tuân thủ quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không quy định.
Đối với những chướng ngại vật cần phải có cảnh báo hàng không gồm: Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay; nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao khoảng từ 45 m trở lên so với mức cao sân bay; nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao khoảng từ 45 m trở lên so với mặt đất tự nhiên và những chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Ngoài ra những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và được nêu trong văn bản chấp thuận độ về cao công trình.
Nghị định cũng quy định các công trình, dự án sau phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình:
- Công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt giới hạn chướng ngại vật tại sân bay và những công trình nằm trong vùng trời phụ cận sân bay có độ cao từ 45 m trở lên so với độ cao sân bay.
- Công trình có chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được quy định hoặc cao từ 45 m trở lên so với bề mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự án quy hoạch đô thị, không gian đã được các Bộ, ngành, cơ quan địa phương thống nhất với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao theo quy định tại Nghị định này.
- Hệ thống cột đèn chiếu sáng ở khu vực đầu các sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến và các công trình điện gió; công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, bảo vệ khu vực vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Theo: Bảo Anh - VnEconomy
Các tin khác:
1.445 13/09/2019
1.695 02/08/2019
2.049 11/06/2021
2.769 02/07/2016
2.256 30/04/2015
3.312 16/12/2016
-
True Motor Care Việt Nam hoàn thiện bộ máy quản lý phân phối phụ tùng xe máy trên nền công nghệ của DIP Việt Nam
-
TASECO Land hợp tác công nghệ với DIP Việt Nam xây dựng mô hình quản lý kinh doanh bất động sản bằng công nghệ
-
DIP Việt Nam hợp tác công nghệ cùng Danh Khôi Holdings số hóa quản lý kinh doanh dự án trên phần mềm Landsoft
-
Địa ốc Cam Ranh nâng tầm vị thế cho dự án KN Paradise Cam Ranh nhờ số hóa quản lý bằng phần mềm
-
Trường Phúc Land số hóa quản lý bằng phần mềm nâng tầm dự án The City Light
-
Rich Real Holdings và giải pháp số hóa quản lý dự án đón đầu thị trường bất động sản Bình Dương